Những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản

 

Hiểu rõ về thanh nhạc sẽ giúp cho bạn hát tốt vì vậy bài viết này sẽ mang đến những kĩ thuật thanh nhạc cơ bản từ cổ điển đến hiện đại. Nếu dành thời gian để tập luyện nhuần nhuyễn các kĩ thuật này, bạn có thể tự tin thể hiện khả năng ca hát của bản thân mình mọi lúc mọi nơi đặc biệt trong quá trình thu âm tại các phòng thu chuyên nghiệp

 

 

1/ Lực hát

Lực hát là một kĩ thuật rất cơ bản trong thanh nhạc, để hát tốt cần phải có lực hát tốt. Bạn cần phải tập luyện 2 việc sau:

 

Tập hơi thở, hít sâu vào, thấy bụng hơi phình ra là đúng. Do là quá trình lấy hơi vào phổi, cơ hoành (Diaphragm) hạ xuống sâu đè các bộ phận bên trong khoang bụng khiến cho nó phình ra. Luyện tập nhiều về hơi thở sẽ giúp cho phổi giãn nở tốt và chứa được nhiều hơi hơn. Cơ hoành khỏe hơn sẽ giúp lực đẩy chắc hơn, mạnh hơn, lực đẩy càng mạnh, âm thanh càng to.

 

Để âm thanh vang hơn, to hơn khi hát thì cần để âm thanh cộng hưởng bằng cách đưa âm thanh về phía các khoảng trống trong cơ thể như khoang miệng, cổ họng. Càng có hệ thống cộng hưởng âm tốt thì âm thanh của bạn sẽ càng to rõ, đầy uy lực.

 

Cách tập: ngậm miệng lại, tạo ra âm “Um”, cảm nhận âm thanh gom lại ngay trước mũi, trán. Đẩy hơi mạnh dần để làm âm thanh to hơn, sau khi cảm nhận được vị trí của khoảng vang, hãy tạo âm “Uhm-ma”, to dần, cao dần, đẩy hơi mạnh hơn, nhớ thả lỏng toàn bộ vùng ngực, vai, cổ.

 

 

2/ Rung ngân (Vibrato)

Đây là một kĩ thuật đơn giản và cần thiết với mọi người học thanh nhạc. Cách tập cũng rất đơn giản. Bạn hát một nốt, ngân dài ra và thay đổi cao độ lên xuống xung quanh nốt nhạc đó. Tập nhiều rồi các cơ ở khu vực cổ họng sẽ quen và nhớ cách di chuyển lên xuống đó (cái này là Muscle memorry – Trí nhớ cơ).

 

Nhiều người cho rằng rung giọng từ bụng, quan niệm này chưa hoàn toàn chính xác. Vì quyết định thay đổi cao độ là do thanh đới và thanh quản còn bản thân bụng (thực tế là cơ hoành) chỉ đóng vai trò tạo động lực. Việc thay đổi cao độ bị ảnh hưởng một phần bởi lấy hơi từ phổi và lực đẩy cơ hoành (đẩy hơi mạnh càng mạnh, nốt sẽ càng cao) nhưng không phải vấn đề quyết định. Rung giọng mượt hay không phụ thuộc vào hơi từ cơ hoành đẩy tốt hay không.

 

Nếu tập rung bằng cách đẩy cơ hoành trước, ban đầu âm thanh sẽ không được như mong muốn nhưng dần dần sẽ tốt hơn. Cách này giúp cơ hoành khỏe nhưng khả năng kiểm soát và điều khiển thanh quản, thanh đới sẽ kém hơn và đôi khi sẽ hiểu sai nguyên tắc hoạt động, vai trò của cơ hoành.

 

Nếu tập ở cổ trước, do hoạt động liên tục thanh đới sẽ dễ bị mệt, cơ hoành không được rèn luyện nhiều nên sẽ kém nhưng thanh quản, thanh đới thì lại được rèn luyện và bạn sẽ hiểu được thanh quản, thanh đới và cơ hoành một cách hợp lý hơn.

 

Cách tập: Có rất nhiều cách tập, bạn có thể tham khảo cách sau: Bạn hát chữ A, ngân dài rồi hát thấp xuống thành À, lặp đi lặp lại. Lưu ý là chỉ hát 1 nốt rồi ngân dài, không hát thành nhiều chữ A nhé.

 

 

3/ Cảm xúc (Feeling)

Thực ra nếu gọi đây là một kĩ thuật cũng không chính xác, vì ai cũng có cảm xúc, nhưng khi hát thường để ý quá nhiều vào tiết tấu, cao độ, lời hát mà quên mất điều quan trọng nhất là diễn tả cảm xúc.

 

>> 10 phần mềm thu âm nổi tiếng

 

Cách tập: Trước khi hát, bạn chỉ cần nghĩ về nội dung bài hát, từng câu, từng chữ có ý nghĩa gì, thông điệp của bài hát như thế nào, cảm nhận như điều đó nói về mình và thể hiện được trọn vẹn cảm xúc qua tiếng hát.

 

 

4/ Sắc thái (Nuance)

Đây không hẳn là một kĩ thuật mà đúng hơn là tư duy và sự tinh tế khi hát. Sắc thái trong thanh nhạc là cách mà bạn hát một từ, một cụm từ, một câu hát với độ mạnh nhẹ thích hợp.

 

Sắc thái vô cùng tinh tế khi mà bạn có thể thay đổi lực hát như một ngọn lửa bùng cháy, lúc mạnh mẽ dữ đội, lúc nhẹ nhàng bình thản, có khi thay đổi mạnh nhẹ nhanh như trong tích tắc, như ngọn gió nhẹ thổi qua, mạnh nhẹ từng từ, có khi lại là nốt nhạc kéo dài lê thê gột tả sự đau xót hay trông chờ gì đó xa xăm. Sắc thái là thế, rất khó để thực hiện, tập luyện thường xuyên để trở nên thuần thục sẽ còn khó hơn nhiều.

 

Cách tập: Bạn lấy một câu hát nào đó và cố gắng hát nó với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau nhất có thể.

Đừng nhầm lẫn Nuance với Feeling nhé, Nuance là sắc thái, là sử dụng lực hát mạnh nhẹ trong câu chữ, là công cụ hỗ trợ việc bày tỏ cảm xúc chứ không phải là cảm xúc.

 

 

5/ Giọng nhiều hơi (Breathy voice)

Có nhiều bạn nhầm lẫn giữa giọng nhiều hơi (Breathy voice) với Giọng khàn (Smoky voice). Để dễ hiểu về giọng nhiều hơi bạn có thể bạt TV có truyền hình cáp và mở kênh Fashion TV rồi lắng nghe một giọng nữa nói câu “Fashion TV” nhẹ nhàng và cuốn hút. Tập nói giống giọng nhiều hơi cho quen và khi hát cố gắng đẩy hơi nhiều vào, để cho âm thanh nghe dầy hơn, đầy đặn hơn.

 

Nhưng không nên tập kỹ năng này quá lâu vì khi đẩy hơi nhiều sẽ khiến thanh đới làm việc nhiều, đôi khi cọ xát khiến trầy trợt lại gây nguy hiểm dễ bị khan giọng có khi lại bị tắt tiếng luôn. Do đó, bạn nên tập thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút thôi là được chứ đừng tập suốt 3-5h liên tục.

 

 

6/ Giọng khàn (Husky voice)

 

Giọng khàn – Husky voice đôi khi còn được gọi là Raspy voice ở mức độ nhẹ. Phần lớn mọi người có một nhầm lẫn đôi khi khá là tai hại về giọng khàn. Chính xác thì đây là một bệnh lý hơn là một kĩ thuật.

 

Khi hát sai kĩ thuật mà cứ cố gồng lên hát, đẩy hơi quá nhiều, quá mạnh sẽ đè nén thanh đới, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm thanh đới. Bị viêm thanh đới sẽ khiến cho thanh đới bị nổi nên một cái mụn nhọt hay nổi cục nó khiến âm thanh phát ra không còn bình thường mà nghe bị rè rè, nhiều hơi và đôi khi không rõ cao độ. Thanh đới có 2 dạng bệnh chủ yếu là vocal polyps và vocal nodules.

 

Vocal polyps là bệnh mà có thể do vi khuẩn (hít thở không khí hay ăn uống) hoặc do khi hát gào quá làm trầy xước thanh đới khiến nó xưng tấy mà sẽ bị một cái mụn nhọt ngay dây thanh đới. Bị nhẹ thì chỉ uống thuốc nghỉ ngơi vài ngày là hết nhưng bị nặng thì sẽ đau, khó thở, phải đi mổ, có thể sẽ ảnh hưởng giọng hát sau này. Bệnh Vocal Nodules là bị một vết chai sần do xưng lâu ngày.

 

Bạn có thể tưởng tượng đến ngón giữa tay phải do cầm bút viết lâu ngày nó sẽ bị xưng lên, chai lại thành một cục nhưng nó lại chẳng gây hại gì cả ngoài việc làm xấu ngón tay. Đối với tay nó không gây hại gì nhưng đối với thanh nhạc thì khác, nó se khiến âm thanh hát ra khó kiểm soát được, hơi sẽ bị tuột ra nhiều do thanh đới nhô lên một cục khiến rung động khó hơn nên cao độ kém ổn định hơn.

 

Phần lớn những người có giọng khàn là rơi vào trường hợp này. Cũng có trường hợp giọng khàn là do bẩm sinh cấu tạo thanh đới khác so với bình thường hoặc cũng có thể do bệnh lý từ nhỏ (con nít hay la hét lớn tiếng thường bị) khiến lớn lên thành tật luôn. Vậy giọng khan là tốt hay không tốt? Câu trả lời còn tùy thuộc mỗi người.

 

Cách tập: Một số người tập theo kiểu tự làm khổ mình, cố gắng gào lên khi hát. Thật ra là do tổn hại thanh đới nên nó mới bị khàn. Tuy nhiên có thể tập giọng Raspy voice trước rồi sau đó giảm nhẹ lại để hát được giọng Husky voice.

 

 

7/ Blues note hay worried note

Kỹ thuật này bắt nguồn từ nhạc Blues. Nốt Blues là những nốt nhạc được hát hoặc chơi (guitar, piano…) hơi khác một chút so với cao độ đúng của nó nhằm để diễn cảm. Đặc trưng là sự thay đổi về cao độ trong các nốt nhạc Blues thường là một nửa cung hoặc một phần tư của cung tùy theo cách hát hay thể loại âm nhạc.

 

Đơn giản nhất có thể hiểu Blues Note là trong âm nhạc Blues có một hoặc vài nốt nhạc lửng lơ ở giữa các nốt chính thức và các nốt đó thường được hát thấp hơn một chút, kết hợp với kĩ thuật bẻ cong nốt (Bent note) để tạo ra đặc trưng và màu sắc riêng biệt của thể loại này. Blues notes ngoài dùng trong nhạc Blues còn được dùng nhiều trong các thể loại sau này như Soul, R&B, Rock & Roll.

 

Cách tập: Tìm và nghe nhuần nhuyễn các bản nhạc Blues thời kì đầu sau đó tập các câu hát và các nốt đặc biệt theo bản nhạc. Với kĩ thuật này, nếu biết đánh đàn sẽ là một lợi thế lớn, không biết đánh đàn thì khả năng hát phô khá cao. Với nhạc Blues, chính xác là phải hát hơi phô một chút, nhưng phải phô đúng ngay nốt Blues, nếu không đúng nốt Blues là phô rần.

 

 

8/ Bẻ cong nốt (Bent note/Note bending)

 

Bẻ cong nốt là kĩ thuật đặc trưng của nhạc Blues mà bây giờ nó trở thành kĩ thuật được sử dụng rất nhiều trong các dòng nhạc như Pop, R&B và Soul. Kĩ thuật này khá đơn giản, nó là cách hát một nốt và đẩy cao độ nốt nó lên cao dần. Cùng kết hợp với Blues notes, kĩ thuật Bẻ cong nốt (Bent note) giúp người hát dễ thả hồn vào âm nhạc và tạo ra các trạng thái cảm xúc bâng khuâng, đượm buồn rất hay.

 

Với kĩ thuật này thì khi hát phải nhấn mạnh vào âm thanh đầu và sau đó nhả nhẹ lại khi bẻ cong lên nốt cao.

 

Khi hát, các ca sĩ thường kết hợp kỹ thuật Bẻ cong nốt cùng với kỹ thuật Luyến đơn âm nhiều nốt (Melisma) để tạo ra được các câu hát đặc sắc, điêu luyện.

 

Cách tập: Bạn hát thử một chữ Na rồi từ từ bẻ nốt đó, giống như với kỹ thuật luyến nhưng không đi lên hẳn một cao độ khác mà cứ thay đổi chậm từ từ, dần dần cao độ lên một chút một. Kĩ thuật này tương đối là khó, nhưng khi thực hiện được bạn sẽ cảm nhận được đúng chất buồn.

 

 

9/ Luyến láy nhiều nốt (Melisma hay Runs and riffs)

Kĩ thuật này không hẳn là dễ nhưng thật ra chỉ cần cố gắng luyện tập theo Âm giai ngũ cung (Pentatonic scale) hoặc Âm giai Blues (Blues scale) một thời gian rồi nghe và bắt chước các ca sỹ hát các mẫu câu phiêu thì dần dần sẽ làm được. Cái này cần phải tập luyện cho thành thói quen và sưu tầm thêm nhiều câu khác nhau, càng nhiều càng tốt.

 

Cách tập: Các bạn dùng piano hoặc phàn mềm piano, đánh 5 nốt: C, D, E, G, A. Cứ hát đi hát lại mấy nốt này cho nhuần nhuyễn và ghi nhớ cao độ của nó rồi sau đó kết hợp với các kĩ thuật Bent note hay Blues note để làm đa dạng câu hát. Khi đã hát tốt được dãy nốt trên, bạn có thể tự tạo ra câu riêng của mình và thay đổi thứ tự các nốt khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


×
Phản hồi trong vòng một phút
logo
Xin chào! Anh chị cần làm nhạc chờ hay thu âm quảng cáo phải không ạ?
logo
Anh chị có thể chat ngay với Ksmedia tại đây!
Click để chat!
Kết nối với Ksmedia trong Messenger